Image Alt

Gaia Cafe Vietnam

Văn Hóa Uống Cà Phê Ethiopia Lan Đến Xứ Ả Rập

Khởi Nguồn Văn Hóa Uống Cà Phê – Kỳ 2

CÀ PHÊ ĐI RA THẾ GIỚI

Trong lúc văn hóa uống cà phê được truyền bá khắp Trung Đông, tây tiến vào châu Âu, rồi hướng đông đi vào Ba Tư và Ấn Độ vào khoảng thế kỷ mười sáu, đầu thế kỷ mười bảy, sau đó đến Tân Thế Giới, người Ả Rập vẫn muốn sở hữu độc quyền thương mại cà phê bằng cách kiểm soát trồng trọt – trước khi xuất khẩu họ sẽ nấu hoặc rang sơ hạt giống cà phê để không thể trồng được nữa. Bất chấp những cố gắng này, cà phê vẫn được trồng trọt ngoài biên giới Trung Đông trong thế kỷ mười bảy, chủ yếu nhờ vào người Hà Lan lúc đó đang thống trị thương mại đường biển của thế giới.

Cây cà phê buôn lậu từ Yemen vào châu Âu đã được trồng trọt vào đầu thế kỷ mười bảy, tuy nhiên những cố gắng này đã thất bại. Tuy nhiên, khi người Hà Lan lấy quyền kiểm soát một phần Ceylon (nay là Sri Lanka) lại từ Bồ Đào Nha những năm giữa 1600s, họ tìm thấy một đồn điền cà phê nhỏ với cây giống mang tới bởi lái thương Ả Rập. Người Hà Lan phát triển những đồn điền này chung với các đồn điền khác trong vùng thuộc địa trên bờ biển Malabar tại Ấn Độ. Vào khoảng cuối 1690s, họ mang cây cà phê đến thuộc địa khác ở Batavia (nay là Java), và rồi biến vùng này trở thành nguồn cung cấp cà phê chính. Từ đó, hạt giống cà phê được đem về lại Hortus Batanicus (vườn thực vật) ở Amsterdam và gieo trồng thành công trong nhà kính năm 1706.

Cảng Mocha ở Yemen

Cảng Mocha ở Yemen

Đặc điểm mô tả thực vật đầu tiên của cây cà phê, Coffeea Arabica, được tạo ra ngay trong những vườn này bởi nhà thực vật học người Pháp trên Antoine de Jussieu năm 1713. Tới bây giờ, những người yêu cà phê vẫn đến thăm các vườn này để chiêm ngưỡng cây có nòi giống trực tiếp từ thế kỷ thứ mười tám. Tổ tiên của những giống cây này đã trở thành nguồn gốc cho hầu hết các cây cà phê trồng trên thế giới ngày nay.

Năm 1670, nhà thần bí người Sufi tên Baba Budan được cho là đã buôn lậu bảy hạt giống cà phê từ Yemen đến vùng đồi Chikmagalur tại Karnataka ở tây nam Ấn Độ – vùng này trở thành vùng trồng cà phê nổi tiếng thế giới.

Cùng lúc đó, cà phê được phổ biến đến phương Tây nhờ vào cuộc trao đổi của Columbus (Columbian Exchange): sự trao đổi cây cối, động vật, ý tưởng và bệnh dịch giữa bán cầu Đông và Tây ngay sau chuyến thám hiểm đến Tân Thế Giới của Columbus vào năm 1492. Cà phê và trà được trao đổi đi một hướng, còn chocolate đi chiều ngược lại. Người Hà Lan bắt đầu trồng cà phê trên vùng thuộc địa nam Mỹ của Hà Lan Guiana (nay là Surinam) vào đầu thế kỷ thứ mười tám, và cùng lúc đó, thị trưởng thành phố Amsterdam dâng tặng cho đức vua Pháp, Louis XIV, một cây cà phê từ Hortus Botanicus. Cây này được chiết cành để mang đến vùng thuộc địa Pháp là Martinique ở vùng Caribbean bởi sĩ quan hải quân Pháp Gabriel Mathieu de Clieu năm 1723. Từ đó cà phê được nhân rộng tới các quần đảo Caribbean khác và tới thuộc địa Pháp Guyana.

Gabriel Mathieu de Clieu Mang Cây Cà Phê Đến Mỹ Latinh

Gabriel Mathieu de Clieu Mang Cây Cà Phê Đến Mỹ Latinh

Truyện kể lại rằng, cây cà phê sau đó được buôn lậu vào Brazil vào nằm 1727, khởi đầu cho đất nước này trở thành ngành công nghiệp cà phê lớn nhất thế giới. Cây cà phê Brazil được vận chuyển đến Kenya và Tanganyika (nay là Tanzania) ở Đông Phi vào cuối thế kỷ mười chín, mang theo nhiều giống cà phê khác lạ quay trở về lại vùng đất bắt đầu Ethiopia. Ethiopia từ đó trở thành một trong mười nhà sản xuất cà phê thương mại của thế giới.

Ở Tân Thế Giới, cà phê trở nên phổ biến ở vùng Trung và Nam Mỹ dưới sự cai quản của người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha vào thế kỷ mười tám. Ở vùng thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ, trà lại là thức uống ưa chuộng cho đến năm 1773, khi người định cư đứng lên chống lại ách siêu thuế của chính phủ Anh. Tiếp theo cuộc nổi dậy Bữa Tiệc Trà Boston (Boston Tea Party), cà phê trở thành thức uống mang tính yêu nước tại 13 bang thuộc địa mà sau này trở thành Hợp Chủng Quốc Hoa Kì sau chiến tranh giành độc lập từ Anh (1775-1783).

Một chuyến tàu chở trà bị phá hủy tại cuộc nổi dậy Bữa Tiệc Trà Boston năm 1773.

Chuyến tàu chở trà bị phá hủy trong cuộc nổi dậy Tiệc Trà Boston năm 1773.

Hết Phần 2.

Phần 1: https://gaiacafe.com.vn/khoi-nguon-van-hoa-uong-ca-phe-ky-1/
Nguồn: Phỏng dịch theo cuốn “How to Make Coffee – The Science Behind the Bean” (Kingston, 2015)