Image Alt

Gaia Cafe Vietnam

Nguồn Gốc Văn Hóa Uống Cà Phê

Khởi Nguồn Văn Hóa Uống Cà Phê – Kỳ 1

Hạt Cà Phê Được Phát Hiện Bởi Một Bầy Dê

Đã có rất nhiều bài viết về lịch sử hạt cà phê rồi nên mình không kể lể dông dài mà chỉ tóm gọn lại phần này thôi. Theo một truyền thuyết rất phổ biến, cà phê được giới thiệu tới con người một cách hết sức tình cờ, khi một anh chăn dê trẻ người Ethiopia tìm thấy đàn dê của anh nhảy nhót không biết mệt sau khi nhai phải một loại cây lạ. Anh đánh bạo ăn thử và cảm thấy bản thân mình tràn trề năng lượng sau đó, anh chăn dê đã mang loại cây kỳ diệu này về cho cộng đồng. Tiếng lành đồn xa và rồi phần còn lại của cà phê trở thành lịch sử.

Hạt Cà Phê Được Phát Hiện Bởi Một Bầy Dê

Hạt Cà Phê Được Phát Hiện Bởi Một Bầy Dê

Khởi Nguồn Văn Hóa Uống Cà Phê

Mặc dù vẫn chưa rõ nơi tiêu thụ cà phê đầu tiên là nơi nào, nhưng khả năng cao là cà phê được phát hiện ở Ethiopia. Tương truyền rằng khoảng vào trước năm thứ 1,000 Công Nguyên, các bộ lạc Ethiopia bắt đầu xay trái cà phê có chứa nhân hoặc hạt cà phê rồi trộn với mỡ động vật, chế thành một loại thanh năng lượng để mang theo trên những chuyến đi săn hoặc du hành dài ngày. Có nhiều bộ tộc du mục cho tới nay vẫn còn sử dụng loại thực phẩm bổ sung năng lượng này.

Bằng chứng lịch sử sớm nhất cho thấy con người bắt đầu trồng cà phê vào khoảng thế kỷ thứ mười lăm ở Yemen. Xét đến vị trí cà phê được phát hiện, và làm sao nó được đưa đến bán đảo Ả Rập vẫn còn là một sự phỏng đoán. Vài câu chuyện kể lại rằng nô lệ Sudan nhai trái cà phê để giúp họ sinh tồn trên chuyến đi từ Ethiopia tới Ả Rập; nhiều người khác lại kể rằng một học giả Hồi giáo, sau khi chứng kiến tác dụng tiếp sinh lực của cà phê khi ông công tác tại Ethiopia, đã mang một ít về lại quê nhà ông ở bán đảo Ả Rập. Còn lại thì cho rằng cà phê được phổ biến đơn giản nhờ vào giao lưu thương mại thường xuyên của hai nơi.

Bản chạm khắc miêu tả một quán cà phê ở Đức vào thế kỷ mười bảy

Bản chạm khắc miêu tả một quán cà phê ở Đức vào thế kỷ mười bảy

Các thầy tu Sufi vào thế kỷ thứ mười lăm đã hấp thụ cà phê dưới dạng nước uống để giúp họ tỉnh táo trong những lần cầu nguyện ban đêm. Không lâu sau đó, thức uống này trở nên nổi tiếng trong toàn dân, đặc biệt là những người theo đạo Hồi, do tín ngưỡng của họ không cho phép tiêu thụ những thức uống gây say xỉn như rượu. Quán cà phê, gọi là kaveh kanes, nhân rộng ra khắp thế giới Ả Rập, và trở thành trung tâm gặp gỡ, giao thiệp, giáo dục và vui chơi nói chung.

Cà phê sau đó được gọi là “rượu Ả Rập” hoặc “rượu của người Ả Rập,” và câu chuyện về thức uống đen, đắng, đầy kích thích được kể lại bởi hàng ngàn người hành hương đến thánh địa Mecca hàng năm. Lái thương Venice mang cà phê đến châu Âu năm 1615, có thể là mang hạt cà phê từ Trung Đông đến Venice, nơi cà phê trở thành một thức uống thời thượng. Đến những năm 1650s, cà phê được bán khắp phố phường Venice tại những quầy bán nước chanh, cùng với rượu và chocolate, và quán cà phê châu Âu đầu tiên được mở tại đó vào những năm giữa 1600s. Được tin rằng nó có tác dụng chữa bệnh, cà phê được cho là có khả năng chữa say xỉn, thủy đậu, bệnh gút, và buồn nôn, cũng như các loại bệnh khác.

LUẬT LỆ VÀ CÀ PHÊ THỔ NHĨ KỲ
Cà phê được giới thiệu vào Thổ Nhĩ Kỳ vào cuối thế kỷ thứ mười lăm và trở thành thức uống nổi tiếng bậc nhất – đến mức luật Thổ Nhĩ Kỳ thời bấy giờ quy định rằng một người vợ có thể ly di chồng mình nếu người chồng không thể cung cấp cà phê cho vợ mỗi ngày.
Cà Phê Thổ Nhĩ Kỳ Tại Sân Bay Istanbul

Cà Phê Thổ Nhĩ Kỳ Tại Sân Bay Istanbul

Hết Phần 1.

Phần 2: https://gaiacafe.com.vn/khoi-nguon-van-hoa-uong-ca-phe-ky-2/
Nguồn: Phỏng dịch theo cuốn “How to Make Coffee – The Science Behind the Bean” (Kingston, 2015)